Bộ Di trú Úc kiểm tra visa hôn thê như thế nào?

Bộ Di trú Úc vẫn có thể hủy bỏ hồ sơ và trục xuất đương sự nếu họ tìm thấy các chi tiết mâu thuẫn với những gì mà đương sự đã cung cấp trong đơn.

Vậy đâu là cách mà Bộ Di trú Úc thường sử dụng để kiểm tra visa hôn thê? Làm sao để vượt qua?

Các visa hôn thê ngày càng trở nên khó khăn, tốn kém và nhiêu khê trong quá trình xét duyệt. Có những trường hợp dù đương đơn trình đủ giấy tờ, thậm chí có con chung, nhưng hồ sơ vẫn bị bác và không ít trường hợp phải mất nhiều năm thì hồ sơ mới được chấp thuận.

Lý do Bộ Di trú Úc đã trở nên rất gắt gao đối với các hồ sơ visa hôn thê vì đã có nhiều câu chuyện không trung thực đằng sau mỗi bộ hồ sơ. Luật sư của Đất Vàng Châu Úc xin chia sẻ một câu chuyện mà Bộ Di trú Úc đã thông báo như sau: “Một người Ấn Độ kết hôn với một cô vợ Úc và nộp đơn visa hôn thê. Anh này khai gia đình ở Ấn Độ hết sức ủng hộ mối quan hệ của họ. Thế nhưng khi các nhân viên di trú của Úc tại Ấn Độ đến tận nhà để hỏi chuyện gia đình thì phát hiện ra cha mẹ của anh này không hề biết anh đã kết hôn.”

Phỏng vấn qua điện thoại để đối chiếu lời khai

Trước đây Bộ Di trú Úc thường mời đương đơn trực tiếp đến văn phòng để phỏng vấn từng người, sau đó so sánh câu trả lời của vợ và chồng. Tuy nhiên sau này vì có quá nhiều hồ sơ, và mỗi lần phỏng vấn trực tiếp như vậy mất nhiều thời gian và công sức nên họ đã chuyển sang hình thức phỏng vấn qua điện thoại.

Cách thức thực hiện là một nhân viên sẽ đột ngột gọi và hỏi chuyện người chồng, cùng lúc một nhân viên khác gọi điện hỏi chuyện người vợ. Câu hỏi xoay quanh những chuyện đơn giản lặt vặt trong gia đình để qua đó có thể xác thực mối quan hệ.

“Nhân viên Bộ Di trú có thể hỏi người vợ rằng tối qua hai vợ chồng đã làm gì, ở nhà hay ra ngoài, đã nấu gì cho hai vợ chồng ăn? Nếu người chồng trả lời giống với người vợ thì không sao, nhưng nếu câu trả lời khác ví dụ người vợ nói hai vợ chồng ở nhà ăn cơm trong khi người chồng lại nói là tối qua chúng tôi đã đi ăn ngoài thì Bộ Di trú sẽ phát hiện có sự lừa dối.

Không chỉ Bộ Di trú mà thậm chí Tòa tái xét di trú cũng hỏi những câu hỏi kiểu này. Đất Vàng Châu Úc khuyên quý vị không nên lo lắng hay sợ hãi mỗi khi Bộ di trú gọi điện thoại phỏng vấn. Nếu cảm thấy không thoải mái nói tiếng Anh thì cứ mạnh dạn xin thông dịch viên.

>> Tham Khảo : Chi phí visa bảo lãnh vợ chồng tại Úc đắt nhất thế giới

Kiểm tra Facebook cá nhân

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Queensland tạm ngừng một số diện visa định cư từ đêm nay

Nam Úc thông báo thay đổi nội dung Visa 188, 132

Úc thông báo thay đổi visa bảo lãnh cha mẹ

Hiện nay Bộ Di trú, Bộ Nội vụ và Cảnh sát Úc đều có liên kết với nhau. Bộ Nội vụ cần thông tin Facebook để theo dõi những đối tượng khủng bố và Bộ Di trú có thể cũng có thể lấy thông tin của những người nộp hồ sơ từ đó.

Một điểm khác đó là Bộ Di trú Úc chỉ quan tâm đến Facebook hay mạng xã hội của đương đơn từ ngày nộp hồ sơ, còn thời gian trước đó đương đơn hoàn toàn có quyền có bạn gái/bạn trai, có cuộc sống riêng tư…

Viếng thăm nhà vào bất kỳ thời điểm nào

Bộ Di trú Úc có thể viếng thăm vào bất kỳ giờ nào, thậm chí là những giờ giấc “oái ăm” như 5 giờ sáng hay 10 giờ đêm bởi đây là những giờ có thể dễ dàng kiểm tra xem hai người có sống với nhau không.

Luật sư Đất Vàng Châu Úc cho biết chính vì những hồ sơ kết hôn giả ngày càng nhiều nên Bộ Di trú Úc mới siết chặt việc kiểm tra. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian và công sức nên họ chỉ thực hiện khi có người tố giác, hoặc hồ sơ có dấu hiệu nghi ngờ như kết hôn khi chỉ vừa quen nhau vài tuần, kết hôn chênh lệch tuổi quá nhiều.

Bộ Di trú Úc có tài liệu chỉ thị cho nhân viên đánh giá xếp loại hồ sơ là nguy cơ hoặc nguy cơ cao. Theo chỉ dẫn này, hồ sơ nguy cơ khi hai người cách nhau 10 tuổi và nguy cơ cao khi hai người cách nhau 15 tuổi.

Nếu hai người chung sống thật thì nhân viên di trú thông thường chỉ hỏi qua loa, nhưng nếu hai người không ở chung với nhau thì khi đó Bộ Di trú sẽ bắt đầu công việc kiểm tra. Họ sẽ hỏi người vợ xem người chồng đang ở đâu. Nếu người vợ trả lời là người chồng hôm nay về thăm bố mẹ thì họ sẽ gọi điện ngay lúc đó để kiểm tra.

Luật sư cho biết nhân viên di trú sẽ kiểm tra xung quanh nhà, vào phòng ngủ để xem có hình ảnh, có quần áo, có dấu vết sinh hoạt của hai người hay không, kiểm tra phòng giặt để xem hai người có giặt đồ chung không…

Quý vị có thể từ chối không cho họ kiểm tra, nhưng tất nhiên điều đó sẽ được ghi vào trong hồ sơ và sẽ là một điều bất lợi.

Theo chỉ dẫn của Bộ Di trú Úc để lấy visa tạm trú phải chờ 26 tháng, sau 2 năm có thể nộp đơn xin thường trú, thời gian chờ nhận thường trú kéo dài khoảng 25-26 tháng. Tổng cộng mất hơn 4 năm.

Tuy nhiên thực tế Bộ Di trú Úc cấp visa sớm hơn nhiều nếu như đương đơn tích cực cung cấp các bằng chứng về mối quan hệ trong thời gian sống chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *